UBND các tỉnh - quận - huyện - xã

Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. HĐND bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức HDND và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là HDND, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do HDND đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là UBND.

Hội đồng Nhân dân

Mỗi HDND có thường trực HDND gồm Chủ tịch HDND và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong HDND, thường là Phó Chủ tịch HDND. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.

Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.

Ủy ban Nhân dân

UBND, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. UBND các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu UBND chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước HDND và UBND cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HDND, UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp. UBND có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.

Sắp xếp theo
Hiển thị Trên mỗi trang

Phần mềm Quản lý thi đua, khen thưởng

Phần mềm quản lý thi đua khen thưởng là phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý dữ liệu về thi đua và khen thưởng của toàn đơn vị được đơn giản và dễ dàng hơn. Phần mềm có thể quản lý các Quyết định khen thưởng, chi tiết khen thưởng đến từng đối tượng đượng khen thưởng. Giúp theo dõi quá trình khen thưởng của một cá nhân, tập thể được thuật tiện làm cơ sở để xét duyệt khen thưởng ở mức cao hơn. Ngoài ra phần mềm giúp kết xuất báo cáo dễ dàng và thuận tiện, in các quyết định khen thưởng trên phôi.
Gọi 090-515-0040 để báo giá