Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng & giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1,5 tỷ học sinh trên thế giới không thể đến trường, các giải pháp số mới trở thành hướng đi bắt buộc, tạo sức ép thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Call for pricing
  • subtitles Full description

    Tại Việt Nam, dù các cơ sở giáo dục & Chính phủ đã chú trọng triển khai các kế hoạch chuyển đổi số, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn, “Trong giai đoạn bình thường mới, nhiều trường học đang có nguy cơ quay về giảng dạy các phương thức truyền thống như trước. Đây là hệ quả tất yếu khi nỗ lực trong đại dịch chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức liên lạc từ trực tiếp sang trực tuyến mà thiếu đi những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, và sự chuyển dịch trong tư duy sư phạm & quản lý”.

    Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là gì? 

    Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ trong công tác quản lý, đổi mới phương thức giảng dạy nhằm nâng cao trải nghiệm của người học, đồng thời giúp các tổ chức đào tạo vận hành hiệu quả & tinh gọn hơn.

    Nhìn chung, chuyển đổi số trong ngành giáo dục tập trung vào ba mảng chính: 

    • Đổi mới phương pháp giảng dạy: đào tạo e-learning, đào tạo qua thực tế ảo, lớp học thông minh,….;
    • Quản lý giáo dục: công cụ vận hành & quản trị (quản lý hồ sơ, tài sản, tra cứu thông tin…)
    • Công nghệ trong lớp học: cải tiến công cụ giảng dạy & cơ sở vật chất

    Như vậy, chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi phương thức dạy và học. Phạm vi của nó vô cùng rộng lớn, khi công nghệ cần được tích hợp và kết nối một cách tổng thể trong cả quy trình quản trị & vận hành tổ chức. Nếu thực hiện tốt, đây là sẽ cú hích làm thay đổi tư duy quản trị giáo dục, giúp người dạy thuận tiện hơn, việc học chất lượng hơn. 

    Toàn cảnh số hóa ngành giáo dục trong 2 năm ứng phó với dịch Covid-19

    Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số đầu tiên. 

    Thực hiện mục tiêu kép “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, nhiều hạng mục được ngành giáo dục áp dụng số hóa để ứng phó với Covid-19. Tiêu biểu như: 

    • Phối hợp đa dạng các hình thức giáo dục. Đẩy mạnh tổ chức triển khai dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình theo môn học, cấp học
    • Xây dựng nền tảng dạy & học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học
    • Tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng & phần mềm đáp ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh 

    Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm giúp học sinh, nhất là các học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập bình đẳng. 

    Số hóa ngành giáo dục, tiến tới chuyển đổi số không phải là vấn đề mang tính nhất thời. Làm thế nào để công tác chuyển đổi số tiếp tục phát triển khi đại dịch đã qua đi, và giảm thiểu những rủi ro của quá trình chuyển đổi số vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. 

    Lợi ích chuyển đổi số mang lại cho ngành giáo dục

    Đối với ngành giáo dục, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các đơn vị đào tạo, người dạy và người học cả trong ngắn và dài hạn, cụ thể:

    1. Tăng khả năng tiếp cận tri thức

    Sự phát triển của hệ thống đào tạo trực tuyến (e-Learning) và các công cụ số hóa nội dung đào tạo đã giúp người học dễ dàng tiếp cận với các khóa học, nguồn tri thức. Nhờ những phương pháp đổi mới này, quá trình học tập vẫn diễn ra suôn sẻ & liền mạch dù phải giãn cách xã hội trong mùa dịch Covid-19. 

    Thay vì đến trường, ngày nay học sinh và giáo viên có thể chủ động lựa chọn học trực tuyến mà không bị giới hạn về thời gian & không gian. Dù bạn ở đâu, vùng sâu vùng xa hay nước ngoài, đều có thể tham gia các khóa học mà mình yêu thích. Chỉ cần người học có kết nối Internet ổn định. Ngoài ra, các phần mềm công nghệ như chuyển văn bản thành giọng nói cũng góp phần loại bỏ rào cản tiếp cận tài liệu học tập cho học sinh khuyết tật. 

    2. Tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng đào tạo

    Bằng cách đổi mới, áp dụng các phương thức giảng dạy hiện đại, các mô hình lớp học thông minh ra đời làm tăng sự kết nối, tương tác giữa thầy và trò. 

    Những bài giảng, giờ thí nghiệm cũng bớt khô khan hơn khi nhà trường sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học như hệ thống thí nghiệm ảo, công nghệ thực tế ảo – VR,… Từ đó tạo sự hứng thú, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức và nâng cao năng lực thực nghiệm cho người học. 

    3. Nâng cao hiệu quả quản trị 

    Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm quản trị đã giúp nhiều đơn vị đào tạo nâng cao hiệu quả hoạt động & vận hành tối ưu, tinh gọn hơn.  

    Ví dụ các trung tâm, trường học có thể ứng dụng công nghệ để dễ dàng quản lý chính xác số lượng trang thiết bị & cơ sở vật chất, quản lý thông báo, văn bản đi/đến hay chấm công, chia ca trực & quản lý hồ sơ CBNV, giáo viên, học sinh,… Nhờ đó hiệu suất và chất lượng làm việc của bộ phận hành chính & đào tạo được nâng cao. 

    4. Tối ưu chi phí vận hành

    Một trong các lợi ích không thể không nhắc tới khi tiến tới số hóa, dù ở bất kỳ ngành nghề nào, đó là cắt giảm khối lượng công việc hành chính, giảm chi phí vận hành một cách đáng kể mà vẫn duy trì được hiệu suất cơ bản.

    Số hóa quy trình giúp các thầy cô & phòng ban trong trường đến học sinh & phụ huynh có thể trao đổi thông tin, quản lý & cộng tác dễ dàng, nhanh chóng. Làm việc trong môi trường số vừa tiết kiệm thời gian, loại bỏ các đầu việc không cần thiết,  giảm thiểu nhân sự, nhờ vậy các đơn vị đào tạo có thể tối ưu chi phí vận hành.

    Các xu hướng công nghệ được ứng dụng trong chuyển đổi số ngành giáo dục 

    Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần đẩy mạnh việc ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện. Trong lĩnh vực giáo dục, các xu hướng công nghệ cũng đã bắt đầu thâm nhập và đáp ứng tốt các yêu cầu về công tác quản lý & đào tạo. 

    1. Công nghệ AI (Artificial Intelligence)

    • AI là một trong những giải pháp công nghệ được dùng phổ biến trong lĩnh vực này. Dự kiến, thị trường giáo dục toàn cầu ứng dụng công nghệ AI ​​sẽ đạt 5,8 tỷ USD vào năm 2025. 

      Tích hợp trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy giúp cá nhân hóa quá trình học tập, giảm bớt khối lượng công việc cho giáo viên & cán bộ nhân viên trong trường. Ví dụ: 

      Công nghệ chuyển tài liệu thành giọng nói (voice-to-text) giúp học sinh khiếm thính tiếp cận tri thức dễ dàng hơn.

      Phân tích kết quả bài kiểm tra bằng AI, giúp giáo viên dễ dàng đánh giá năng lực từng học sinh để điều chỉnh phương pháp & chương trình dạy phù hợp. 

    • Chấm công di động sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID cho phép giáo viên, cán bộ nhân viên chấm công linh hoạt tại nhiều địa điểm: văn phòng, điểm giảng dạy bên ngoài, điểm công tác,…

    •  

      2. Phát triển chatbot

      Chatbot được xem như “giáo viên ảo” giải đáp thắc mắc cho học sinh, sinh viên về các vấn đề trong trường học. Với từng nhu cầu khác nhau, chatbot có thể chủ động cung cấp các tài liệu học tập, chủ đề thông qua tin nhắn văn bản, hình ảnh, video, file tài liệu,… 

    Ngoài ra, giải pháp này còn có chức năng như một hệ thống kiểm tra kiến thức bằng việc đặt các câu hỏi & yêu cầu người học trả lời. Kết quả phản hồi của học sinh sẽ được ghi lại và nộp cho giáo viên. Từ đó tạo hứng thú tự học tốt hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống. Đồng thời, việc kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực đều được thực hiện tự động, tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh và giáo viên.  

    3. Công nghệ thực tế ảo AR/VR

    Nhờ ứng dụng công nghệ thực tế ảo (virtual reality – VR) và thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR), người học được đắm mình trong một môi trường thực tế cao, vừa tạo hứng thú học tập vừa giúp ghi nhớ kiến ​​thức tốt hơn. 

    Ví dụ, các chi tiết máy móc được số hóa 3D kết hợp cùng công nghệ VR giúp học viên quan sát trực quan & thực hành bài học ngay trên máy tính. Hoặc có thể dễ dàng ghi nhớ nhiều mốc sự kiện lịch sử quan trọng nhờ công nghệ AR mô phỏng & tái hiện hình ảnh. 

    4. Dữ liệu lớn (Big Data)

    Big Data có tác dụng lưu trữ, chia sẻ hồ sơ học tập và các chứng chỉ & bằng cấp của học viên. Từ đó cải thiện hệ thống đánh giá năng lực, định hướng nghề nghiệp và đề xuất các phương pháp giảng dạy phù hợp với người học. 

    Ngoài ra, nhiều trường học đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này nhằm kiểm soát, lưu trữ, luân chuyển hồ sơ giáo viên rất hiệu quả. Với khả năng phân loại chi tiết dữ liệu, lưu trữ không giới hạn, các phần mềm đã giải quyết triệt để tình trạng thất lạc thông tin, tiết kiệm phần lớn chi phí văn phòng phẩm, in ấn. 

    Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam: bước tiến lớn hay dậm chân tại chỗ?

    Với những chính sách khuyến khích và thúc đẩy chuyển đổi số từ Chính phủ, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể:

    • Hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên.
    • Xây dựng & phát triển kho học liệu số dùng chung với khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ.

    Ngoài ra, các đơn vị giáo dục như trường mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, cao đẳng, đến các trung tâm cũng đã bắt đầu đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp, nền tảng quản lý vận hành số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hướng tới phát triển bền vững.

    Theo đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin & chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo” do Bộ GDĐT xây dựng. Trong giai đoạn 2021-2025, ngành giáo dục Việt Nam sẽ tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp chính như: Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy & học; Phát triển nhân lực số; Triển khai nền tảng quản trị tạo môi trường làm việc & tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; Triển khai các mô hình dạy học tiên tiến trên nền tảng số.

    Như mọi lĩnh vực khác, hành trình chuyển đổi số trong giáo dục cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo thống kê, cả nước hiện có gần 1,4 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, do đó, để thực hiện được chuyển đổi số trong giáo dục & đào tạo là một thách thức lớn.

    Ngoài ra, việc cơ sở vật chất & trang thiết bị lạc hậu, hạ tầng mạng & đường truyền internet chưa đảm bảo đến công tác đào tạo nhân lực triển khai thực còn hạn chế,… Nhiều nhà lãnh đạo trường học vẫn còn loay hoay chưa biết nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, áp dụng phần mềm nào cho phù hợp & hiệu quả. Đây cũng là những rào cản với các đơn vị đào tạo khi tiến hành số hóa. 

    Chuyển đổi số giáo dục toàn diện là một hành trình dài, rất cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục đến từng thầy giáo, cô giáo, giảng viên và học sinh, sinh viên.

    Giải pháp giúp các cơ sở đào tạo, trường học nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy nhanh tốc độ số hóa

    Chuyển đổi số trong giáo dục là một chặng đường dài và rộng. Có rất nhiều phương pháp để tiếp cận: từ khả năng, từ nhu cầu tới tiếp cận tổng thể để các đơn vị giáo dục có thể đưa ra quyết định chuẩn xác khi mới bắt đầu tiếp cận chuyển đổi số. Trong số đó, ứng dụng các phần mềm công nghệ số để cải tiến quản trị, vận hành nội bộ được 90% đơn vị giáo dục đồng ý lựa chọn đưa vào giai đoạn 1 của chuyển đổi số, nhằm mục tiêu: cải cách vận hành.

LIÊN HỆ

Hãy gửi cho chúng tôi mong muốn của quý khách. Chúng tôi sẽ hiện thực hóa nó

Văn phòng đại diện

20 Đặng Thái Thân, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại

+084.02583.550.579

0905150040